







Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni là Đức Phật Có Thật và là Đức Phật Duy Nhất trong lịch sử nhân loại. Trước và sau Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni không từng có và sẽ không có bất kỳ một vị Phật nào. Những lời dạy gốc của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni mặc dù trải qua hơn 2500 năm nay vẫn còn nguyên giá trị. Tìm hiểu Đạo Phật Gốc, hay Đạo Phật Nguyên Thủy, hay bất kỳ từ ngữ nào tương tự, là tìm đọc, lắng nghe, suy tư, đánh giá, xây dựng lòng tin, sống, thực hành và tu tập đúng Chánh Pháp - đúng những lời dạy gốc của Đức Phật trong Kinh tạng Pali, với sự chỉ dẫn của một vị Thầy đã thực sự chứng đạo - vị Thầy đã vượt qua mọi nỗi khổ đau, đã làm chủ sinh, già, bệnh, chết và đã giải thoát khỏi tái sanh luân hồi.
Chỉ có học chữ nghĩa kiến giải không đúng nghĩa lý chân thật của Phật dạy. Vì thế sự giảng dạy của các sư thầy không ai tu tập làm chủ sinh-già-bệnh-chết. Cho nên hiện giờ không có một vị giảng sư nào dạy đúng nghĩa những lời dạy của đức Phật trong kinh điển.
Tất cả giảng sư hiện giờ đang thuyết giảng là thuyết giảng kinh sách phát triển theo kiến giải của các sư thầy, chứ không giảng đúng nghĩa lý tu hành làm chủ sinh già, bệnh, chết. Vì họ có tu hành làm chủ sinh, già, bệnh, chết đâu?
… bây giờ giảng sư đâu đâu cũng có, nhưng chẳng có ông nào làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT được, đó là những người mang tội vọng ngữ, dạy người tu tập mà mình tu tập chẳng ra gì, ngay cả giới luật còn vi phạm những giới trọng Ba La Di.
Đạo Phật đã xác định rõ ràng, phàm làm một vị thầy dạy người tu hành, là tự thân mình phải tu hành chứng đạo… chỉ có tâm mình Vô Lậu, nếu tâm chưa Vô Lậu thì không nên dạy người tu tập, nhất là những vị thầy Thuyết Giảng (giảng sư).
Người tu theo đạo Phật phải nghiên cứu và tìm hiểu cho rõ ràng lời dạy của đức Phật rồi mới tu tập, đừng vội cứ nghe đâu nói là Phật thuyết rồi cứ tin theo thì tiền mất tật mang mà còn phí công vô ích.
Mục đích tu hành của đạo Phật là làm chủ sinh, già, bệnh, chết nơi bản thân của mình, để bản thân của mình không còn làm khổ mình, chớ không phải đi luyện thần thông. Quý vị có hiểu không?
Sự chứng đạo của Phật giáo không ngoài tâm của chúng ta, chỉ khi nó BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ thì chứng đạo ngay liền tại đó.
Chứng đạo của Phật giáo không có khó khăn; chứng đạo của Phật giáo là chứng sự giải thoát trong cuộc sống tức là làm chủ bốn sự đau khổ của thân tâm: sinh, già, bệnh, chết.
Phật không phải là Thượng đế tạo thế và cứu thế… Đạo Phật đồng thời bác bỏ cả thuyết Thượng đế và thuyết linh hồn… Phật luôn luôn khuyến cáo đệ tử là phải tin ở sức mình, ở khả năng của mình thành tựu đích giác ngộ và giải thoát tối hậu.
Phật Thích Ca là một giáo chủ rất rộng lượng và khiêm tốn, Phật thường ví Phật Pháp như cái bè qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng hay là con đường dẫn tới Chân lý, chứ bản thân Phật Pháp không phải là chân lý tối hậu.
Đặc sắc của Phật Thích Ca… là không áp đặt một quyền lực nào hết lên trên con người. Phật không bao giờ cường điệu tính yếu hèn, tính tội lỗi nơi con người, trái lại Phật luôn luôn nhấn mạnh con người có đầy đủ bản-chất-hướng-thiện, đồng thời có đầy đủ khả năng tự-hoàn-thiện-mình.
Tự mình cố gắng và phấn đấu, thì mình sẽ được giác ngộ và giải thoát. Đó là lời khuyên thường được nhắc đi, nhắc lại của Phật Thích Ca…Giác ngộ và giải thoát là một thực nghiệm cá nhân, nghĩa là không ai có thể giác ngộ hay giải thoát thay cho ai được.
Những Tăng Ni Phật giáo, nếu sống đúng theo giới luật nhà Phật, là những người vô sản hoàn toàn. Họ không có quyền lực, cũng không có tiền bạc. Họ chỉ có hai điều: lòng Từ bi và Trí tuệ.
Tăng sĩ phải là gương sáng của đạo đức và trí tuệ, là người thầy dạy giáo pháp và đạo đức và giới luật. Nhà chùa phải là trung tâm của trí tuệ và đạo đức, chứ không phải là nơi chỉ có cúng kiến và lễ bái.
Kinh sách Phật phải được giảng diễn cho người đời hiểu và làm theo, chứ không phải để riêng cho giới tu sĩ đọc tụng. Đó là hướng tiến tới của đạo Phật chân chính sẽ còn tồn tại lâu dài trong lòng người Việt Nam, trong cuộc sống-trên đất nước Việt Nam chúng ta.
Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc.
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của Đức Phật… Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn-sư.
Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà-La-Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của Đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy.
Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của Bà-La-Môn, đã khôn khéo xuyên tạc Đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại bị tà giáo xen lẫn, ruồng bỏ, che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành.